Chuối là cây ăn quả vô cùng quen thuộc của mỗi người dân Việt Nam, nó gắn bó với chúng ta từ xa xưa tới hiện đại. Việc trồng cây chuối ở một số làng quê hiện nay vẫn khá phổ biến, bởi trái chuối thu hoạch sẽ cho ta rất nhiều lợi ích và kinh tế cao
Vài năm trở lại đây, từ một số mô hình trồng chuối hàng hóa, có sự liên kết giữa người dân và doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã cho thấy tiềm năng sản xuất hàng hóa quy mô lớn đối với loại cây này.
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG CHUỐI
- Theo bà con nông dân đã biết hiện nay có rât nhiều giống chuối cho năng suất cao và được rất nhiều bà con nông dân yêu thích và tin dùng
- Có thể kể đến nhiều giống chuối như chuối tiêu, chuối sứ,….Tùy thuộc vào tình hình nguồn giống ở địa phương, cũng như sở thích của bà con mà chúng ta chọn giống chuối phù hợp
- Bà con nên chọn những cây chuối con mập khỏe, đồng thời không bị nhiễm sâu bệnh. Độ cao trung bình khoảng 0.8 – 1m. Tiến hành cắt gọn rễ, chỉ để 2 đến 3 lá trên cây
- CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ NHÂN GIỐNG CHUỐI
- Tùy theo địa hình cao thấp mà có thể lên liếp hoặc không. Lên liếp vào đầu hay giữa mùa nắng để đất có thời gian khô, khi mưa xuống đất bong ra là bắt đầu trồng cây được.
- Chuối trồng 2 hàng theo hình nanh sấu có bề ngang mặt liếp khoảng 5m. Nếu trồng 3 hàng xen kẽ thì mặt liếp rộng khoảng 7m.
- Nên trồng chuối vào đầu mùa mưa để cây có đủ nước và đỡ mất công tưới, nhưng cần lưu ý cho đất thoát nước tốt.
- Nếu đảm bảo đủ nước tưới, có thể trồng chuối bất cứ lúc nào trong năm. Tuy nhiên, nên trồng ở những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao để thân giả ít bị mất nước
- Cây chuối không yêu cầu nghiêm ngặt về thời vụ, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa (vùng Đồng bằng Bắc bộ trồng từ tháng 9 – 11, các vùng khác từ tháng 6 – 8). Ở thời điểm này, cây con sinh trưởng thuận lợi và có tỷ lệ sống cao
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI
- Trong kỹ thuạt trồng chuối thì khoảng cách cây chuối sẽ phụ thuộc vào giống chuối mà ba con lựa chọn, ví dụ như cây chuối xiêm thì khoảng cách sẽ là 3m X 3m, chuối cau là 2m X 2m,…
- Khi trồng chuối các bạn đặt cây chuối có dạng củ hoặc dang chồi vào hố thấp hơn so với mặt đất khoảng 15 – 20cm, Trước khi trồng chuối cần bảo đảm nước không còn đọng trong hồ, Tiếp đến bà con cần phủ kín đất trung quanh gốc chuối, nên dùng những loại đất tơi xốp và thoát nước tốt
CHĂM SÓC
a) Tưới nước
Chuối yêu cầu nước rất cao nên phải thường xuyên giữ ẩm cho đồng ruộng bằng cách tưới ngập vào rãnh hoặc thiết kế hệ thống tưới với ống dẫn có đục lỗ trực tiếp đưa nước vào từng gốc cây và liên tục kiểm tra đồng ruộng.
b) Trồng dặm
Sau khi trồng khoảng một tháng nếu thấy cây phát triển kém thì phải trồng dặm lại bằng những cây tốt để phát triển kịp những cây trồng trước, đối với những cây mọc kém có thể dùng dao chặt ngang thân, cách gốc 20 – 30 cm giúp lá non dễ mọc ra.
c) Tỉa cây con
Khi cây bắt đầu đẻ cây con thì tiến hành tỉa, dùng cây con này để trồng tiếp hoặc bỏ đi. Mỗi tháng kiểm tra một lần để tỉa bỏ cây con kịp thời, tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và có tác dụng giảm sâu bệnh. Khi xuất hiện mầm mới, nếu không lấy cây con để trồng tiếp thì dùng dao cắt bỏ, dùng mũi dao nhọn đẩm thẳng xuống gốc. Tỉa bỏ những cây yếu, cây nằm sát nhau, chừa các cây con gối nhau, mỗi bụi chỉ có ba đến bốn cây đang phát triển (một cây mẹ, hai đến ba cây con). Riêng với chuối tiêu, chỉ nên để mỗi cây 1 mầm.
Sau khi cây trổ hoa và cho khoảng 10 – 13 nải/buồng, tiến hành bẻ bắp và tỉa quả cho cây. Việc tỉa nải nên tiến hành vào buổi chiều, tránh trời mưa để hạn chế mất nhựa, làm ảnh hưởng đến mẫu mã của buồng chuối sau này. Chú ý cắt vào lúc trời khô ráo để vết cắt mau khô, tránh bị sâu bệnh xâm nhập phá hại. Tốt nhất là sau khi cắt xong nên dùng tro sạch bôi vào vết cắt để vết thương mau khô, không chảy nhựa nhiều và có tác dụng sát trùng.
e) Cắt bỏ lá già, khô
Thường xuyên kiểm tra và cắt bỏ kịp thời các lá già, lá khô bám xung quanh thân chuối để tập trung dinh dưỡng và hạn chế nguồn bệnh. g) Làm cây chống buồng Sau khi cây ra buồng được khoảng 1 tháng, cần làm cây chống buồng để giữ cho cây không bị đổ khi gặp gió.
BÓN PHÂN
- Để cây chuối có thể sinh trưởng mạnh, cho quả ngọt thì việc bón phân rất cần thiết, bà con nên bón lót trước khi bắt tay vào và bòn thúc trong suốt quá trình trồng chuối
- Lượng phân bón trung bình cho 01 ha chuối thường là 200 kg N + 80 kg P2O5 + 200 kg K2O, tuỳ theo loại đất; nếu đất chua, bón thêm vôi sẽ mang lại hiệu quả cao. Lượng phân bón cho chuối phụ thuộc vào sản lượng thu hoạch; chẳng hạn để thu hoạch 32 tấn quả/ha, cây chuối lấy đi từ đất 80 kg N; 49 kg P2O5; 1.145 kg K2O.
- Chuối đòi hỏi lượng kali rất lớn. Tuy nhiên, phần lớn các chất dinh dưỡng được giữ ở trong rễ, củ, thân, lá và đặc biệt ở cuống buồng, vỏ quả. Vì vậy, sau khi thu hoạch, cần trả lại các bộ phận trên cho đất.
- Cân đối đạm và kali cho chuối có tầm quan trọng lớn, 2 yếu tố này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo thành năng suất của chuối. Tuy vậy, đối với chuối, tỷ lệ canxi và magiê cũng rất có ý nghĩa, bởi vì 2 yếu tố này góp phần phát huy hiệu lực của kali. Để đảm bảo quả chuối có phẩm chất tốt, phun kẽm và bón cho cây với liều lượng 5 -10 kg/ha, phun 1 – 3 lần trong 1 vụ.
Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí
Hotline: 0919.817.033
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline: 0919.817.033
Zalo: 0919.817.033
Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp