CỎ DẠI SINH SÔI LÀM CÂY HOA HỒNG CHẬM RA HOA
CỎ DẠI LÀ GÌ ?
Cỏ dại là một loại cây được coi là không mong muốn trong một tình huống cụ thể, “một loài thực vật ở sai vị trí”. Các ví dụ phổ biến là thực vật không mong muốn trong các địa điểm của con người kiểm soát, chẳng hạn như các lĩnh vực nông nghiệp, vườn hoa, thảm cỏ, công viên. Nói theo phân loại sinh học, thuật ngữ “cỏ dại” không có ý nghĩa thực vật, bởi vì một loài thực vật là một loại cỏ dại trong một bối cảnh nào đó, lại không phải là một loại cỏ dại khi phát triển trong một tình huống mà nó được cần đến trong thực tế.
LỢI ÍCH CỦA CỎ DẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
+ Cỏ giúp cho đất thông thoáng hơn. Cỏ giúp đất trở nên ẩm và tạo điều kiện cho giun phát triển. Giun là có thể coi là bộ máy xới ở trong lòng đất giúp đất thông thoáng. Khi giun chết sẽ tạo nên một loại chất dinh dưỡng lớn trong lòng đất
+ Cỏ dại giúp chống rửa trôi chất dinh dưỡng và đất bị xói mòn vào mùa mưa đặc biệt là đối với đất đồi. Vào mùa hè thì cỏ còn có tác dụng giữ cho đất có được độ ẩm tốt hơn.
+ Nhiều loại cỏ dại có thể là thức ăn cho vật nuôi ở trong trang trại, một số loại cỏ cùng có thể làm được thuốc để chữa bệnh cho con người.
TÁC HẠI CỦA CỎ DẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
+ Cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây trồng
Trong quá trình phát triển thì cỏ sử dụng nguồn dinh dưỡng có ở trong đất do con người đã cung cấp cho cây trồng. Vì vậy sẽ gây ra tình trạng cỏ hấp thụ hết chất dinh dưỡng làm cho cây trồng bị thiếu chất.
+ Cạnh tranh ánh sáng với cây trồng
Cỏ sử dụng năng lượng mặt trời để quang hợp ánh sáng. Ngoài ra, chúng còn là một nơi trú ẩn của rất nhiều loại mầm mống sâu bệnh và dẫn đến lây lan sang cây trồng làm giảm năng xuất vụ mùa.
+ Cạnh tranh nước với cây trồng
Do có cấu tạo của cỏ là rễ chùm nên cỏ dại hút nước rất nhanh hơn cây trồng.
Vậy khi nào chúng ta cần loại bỏ cỏ ?
Khi cây trồng của bạn đang trong quá trình phát triển thì cây cần chất dinh dưỡng, nguồn nước, ánh sáng để tránh mầm mống sâu bệnh. Vì vậy cỏ dại cần phải được loại bỏ ngay. Việc loại bỏ cây cỏ dại sẽ giúp cây trồng được phát triển tốt hơn.
CÁCH LOẠI BỎ CỎ DẠI
Nhổ cỏ, dùng liềm, cuốc là những biện pháp loại bỏ cỏ theo phương thức cổ truyền mà cha ông ta đã truyền lại. Làm cỏ thủ công sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức lao động. Ngày nay, bà con đã biết sử dụng thuốc diệt cỏ vì thuốc diệt cỏ diệt được tất cả các loại cỏ giúp bà con không mất quá nhiều thời gian và công sức làm cỏ. Đó là lợi ích của các loại thuốc diệt cỏ nhưng nó cũng mang đến nhiều tác hại lớn vô cùng đối với con người.
Thuốc diệt cỏ ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản và nó có khả năng gây ra ung thư cao khi lượng thuốc diệt cỏ nó vẫn còn đọng lại ở trên thực phẩm mà con người ăn phải. Nó diệt toàn bộ hệ vi sinh vật trong đất, thuốc diệt cỏ tồn tại lâu ngày ở trong đất gây ô nhiễm môi trường, nước ngầm và làm đất khô cằn hơn.
BIỆN PHÁP DIỆT CỎ HIỆU QUẢ
ONECIDE 15EC ATT – THUỐC TRỪ CỎ LÁ HẸP CHO CÂY HOA HỒNG
THÀNH PHẦN ONECIDE 15EC
- Knh tổg hìmn hãm siợp acid béo bằng cách kìm hFluazifop-P-Butyl 150 g/lít
- Cách tác động: Nội hấp, chọn lọc, hậu nẩy mầm
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG ONECIDE 15EC
- Kìm hãm sinh tổng hợp acid béo bằng cách kìm hãm men acetyl CoA carboxylaza
ONECIDE 15EC – kythuattronghoahong.com
trong cỏ lá hẹp. Thuốc được hấp thu qua lá và rễ và vận chuyển cả hướng ngọn lẫn xuống rễ, tới rễ và thân rễ.
CÔNG DỤNG ONECIDE 15EC
- Onecide 15EC là thuốc trừ cỏ chọn lọc, hậu nảy mầm, thuộc nhóm Aryloxyphenoxy propionate, có hiệu lực diệt cỏ lâu dài và ổn định với các loại cỏ hàng niên, đa niên trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Thuốc diệt các bộ phận phía trên mặt đất (thân, lá, chồi) và phía dưới mặt đất (rễ, thân ngầm, củ, chồi).Hiệu lực cao đối với nhóm cỏ hòa bản như cỏ lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ chim ri, cỏ chỉ, cỏ mật, cỏ sâu róm, cỏ đuôi phụng, cỏ ống, cỏ túc, cỏ bông tua, cỏ lá tre…trên các loại cây trồng như đậu phộng (lạc), đậu tương, sắn, bông vải, dưa hấu, rau cải, cà chua, khoai tây, hành, tỏi…
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ONECIDE 15EC
Đậu nành :
- Cỏ dưới 6 lá: Pha 30-40ml/ bình 16 lít. Pha 40-50ml/ bình 25 lít
- Liều lượng: 0.6-1.0 lít/ha
Đậu phộng (Lạc) :
- Cỏ trên 6 lá : Pha 50-60ml/ bình 16 lít. Hay 70-80ml/ bình 25 lít
- Liều lượng: 1.0-1.5 lít/ha
Khoai mì, Bông vải, Dưa hấu :
- Cỏ hòa bản : Pha 35-40ml/ bình 16 lít . Hay 50-60ml/ bình 25 lít
- Liều lượng: 0.75-1.0 lít/ha
Chú ý:
- Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun 2- 2, 5 bình 16 lít/1000 m2.Không phun quá sớm khi cỏ chưa có lá hoặc quá trễ, cỏ đã già hoặc ra hoa. Không phun thuốc khi cỏ sinh trưởng kém, quá còi cọc, đất quá khô hoặc ngập nước.Ngưng phun thuốc trước khi gieo trồng 21 ngày trên đất trồng lúa, bắp, mía. Thời gian cách ly: Không xác định
Bảo quản:
- Bảo quản thuốc nơi khô, thoáng mát, xa bếp nấu ăn, lương thực, thực phẩm, chuồng gia súc, xa tầm tay của trẻ em.
Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7