Chat hỗ trợ
Chat ngay

BỆNH THÁN THƯ TRÊN HOA HỒNG LÀ NỖI ÂU LO CỦA NGƯỜI TRỒNG HOA

Xin cảm ơn!

BỆNH THÁN THƯ TRÊN HOA HỒNG LÀ NỖI ÂU LO CỦA NGƯỜI TRỒNG HOA

Bệnh thán thư (Anthracnose) trên hoa hồng do nấm Marssonina rosae gây ra. Đây là một bệnh khá phổ biến, có thể gây hại nghiêm trọng cho cây hoa hồng, ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa và vẻ đẹp của cây.

Bà con hãy thường xuyên kiểm tra vườn hoa hồng của mình . Để ngăn chặn những nấm bệnh gây hại cho hoa nhé 

TRIỆU CHỨNG BỆNH THÁN THƯ TRÊN HOA HỒNG

  • Chấm đen: Xuất hiện những chấm đen nhỏ, tròn hoặc hình bầu dục, có viền nâu đỏ, trên lá, thân, cành và nụ hoa. Chấm đen thường tập trung ở mặt dưới lá, sau đó lan rộng ra mặt trên và các bộ phận khác của cây. Có thể dễ dàng lau đi bằng tay, nhưng nấm vẫn tồn tại bên trong mô lá.
  • Lá bị rụng: Lá bị nhiễm bệnh thường bị vàng úa, khô héo và rụng sớm , khiến cây hồng còi cọc, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và ra hoa.
  • Cành bị chết: Nấm thán thư có thể xâm nhập vào cành non, khiến cành bị khô héo, chuyển sang màu nâu và chết dần. Cành bị chết làm giảm khả năng quang hợp của cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hồng.
  • Hoa bị hỏng: Nụ hoa bị nhiễm bệnh có thể bị khô héo, không nở hoặc nở hoa xấu, cánh hoa bị biến dạng, méo mó. Hoa bị nhiễm bệnh thường có màu sắc nhạt, không đẹp mắt và dễ bị rụng sớm.
  • Cây còi cọc: Cây hồng bị nhiễm bệnh thán thư thường còi cọc, phát triển chậm, lá vàng úa, dễ bị rụng lá, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và kết trái.

NGUYÊN NHÂN BỆNH THÁN THƯ TRÊN HOA HỒNG

  • Độ ẩm cao: Nấm Marssonina rosae thích nghi với môi trường ẩm ướt. Độ ẩm cao trong không khí hoặc trên bề mặt lá tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và sinh sản. Tưới nước quá nhiều, tưới ướt lá, trồng hoa hồng ở nơi thiếu ánh sáng, thông thoáng kém, độ ẩm không khí cao, đều là những yếu tố thuận lợi cho bệnh thán thư phát triển.
  • Nhiệt độ ấm: Phát triển mạnh ở nhiệt độ ấm, khoảng từ 20-25 độ C. Thời tiết nóng ẩm, nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh.
  • Thiếu ánh sáng: Trồng ở nơi thiếu ánh sáng, không khí ẩm ướt, cây yếu ớt, dễ bị nấm tấn công. Cây hồng cần đủ ánh sáng để quang hợp, tạo ra chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cây.
  • Phân bón không hợp lý: Bón quá nhiều đạm, thiếu kali khiến cây hồng yếu ớt, dễ bị nấm tấn công. Bón phân không hợp lý làm thay đổi độ pH của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
  • Cây trồng quá dày: Sẽ làm thiếu ánh sáng, thông thoáng kém tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và lây lan.
  • Cây bị tổn thương: Do sâu bệnh, lá bị rách, cành bị gãy… dễ bị nấm tấn công. Bị tổn thương, sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm bệnh.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN HOA HỒNG

 – Phòng bệnh : 

  • Để bảo vệ vườn hoa hồng khỏi bệnh thán thư, cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa hiệu quả sau:
  • Chọn giống: Ưu tiên chọn những giống hoa hồng kháng bệnh thán thư. Tham khảo thông tin về giống cây từ người bán hoặc trên mạng để lựa chọn giống phù hợp.
  • Canh tác hợp lý : Trồng hoa hồng ở nơi thoáng khí, đủ ánh sáng . Ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp tốt, tạo ra chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cây. Chỉ tưới nước khi đất khô, tránh tưới ướt lá. Loại bỏ lá và cành bị nhiễm bệnh
  • Bón phân hợp lý: Bón phân cân đối . Giúp cải thiện đất, tăng cường hệ vi sinh vật có lợi, giúp cây khỏe mạnh.
  • Vệ sinh vườn: Dọn dẹp cỏ dại là nơi ẩn nấu của nấm bệnh , nên thường xuyên dọn dẹp để hạn chế nấm phát triển.
    Làm sạch dụng cụ trồng cây : cần vệ sinh dụng cụ bằng nước sạch hoặc dung dịch khử trùng để tránh lây lan bệnh.
  • Sử dụng thuốc phòng bệnh: Phun thuốc phòng bệnh định kỳ , phun thuốc vào sáng sớm hoặc luân phiên các loại thuốc để có hiệu quả hơn

 – Trị bệnh :

1. Biện pháp phòng ngừa:

  • Chọn giống kháng bệnh: Tìm hiểu và chọn những giống hoa hồng có khả năng kháng bệnh thán thư tốt.

  • Cắt tỉa cành: Cắt bỏ các cành bị bệnh, cành già, cành mọc quá dày để tạo thông thoáng cho cây.

  • Sử dụng phân bón hợp lý: Bón phân cân đối, không bón quá nhiều phân đạm để cây không bị yếu ớt.

  • Tưới nước hợp lý: Tưới nước vừa đủ, không nên tưới ướt lá.

  • Vệ sinh vườn: Thu dọn lá cây rụng, cành bị bệnh và đốt bỏ để tránh mầm bệnh lây lan.

  • Tránh trồng hoa hồng quá dày: Giữa các cây hoa hồng cần có khoảng cách hợp lý để đảm bảo thông thoáng, ánh sáng chiếu vào cây tốt hơn.

2. Biện pháp điều trị:

  • Sử dụng thuốc diệt nấm: Có thể sử dụng các loại thuốc diệt nấm gốc đồng, gốc lưu huỳnh hoặc gốc benzimidazole để phòng và trị bệnh thán thư.

  • Sử dụng dung dịch Bordeaux: Dung dịch Bordeaux có tác dụng phòng bệnh thán thư hiệu quả.

  • Sử dụng chế phẩm sinh học: Một số chế phẩm sinh học như Trichoderma, Bacillus subtilis cũng có thể giúp kiểm soát bệnh thán thư hiệu quả.

SỬ DỤNG SẢN PHẨM SẠCH THÁN THƯ + ENVIO250SC ĐỂ PHÒNG BỆNH THÁN THƯ TRÊN HOA HỒNG

SẠCH THÁN THƯ + ENVIO250SC
SẠCH THÁN THƯ + ENVIO250SC

THÀNH PHẦN THUỐC SẠCH THÁN THƯ + ENVIO250SC

 – SẠCH THÁN THƯ

  • Metiram Complex : 550g/kg
  • Pyraclostrobin : 50g/kg
  • Phụ gia : 400g/kg

 – ENVIO250SC

  • Azoxystrobin …………250 g/l
  • Phụ gia …………..vừa đủ 1 lít

CÔNG DỤNG THUỐC SẠCH THÁN THƯ + ENVIO250SC

SẠCH THÁN THƯ + ENVIO250SC
SẠCH THÁN THƯ + ENVIO250SC
  • Thuốc trừ bệnh ENVIO 250SC với hoạt chất Azoxystrobin thuộc nhóm Strobilurin nội hấp và lưu dẫn mạnh
  • Tạo cơ chế phòng và trừ hữu hiệu nhiều loại bệnh hại trên các loại cây trồng.
  • Là thuốc trừ bệnh cao cấp có sự cộng hưởng của 2 hoạt chất tiên tiến nhất . 
  • Đặc trị nấm bệnh đã kháng thuốc như : phấn trắng , rỉ sắt , vàng lá , thán thư,…

CÁCH DÙNG THUỐC SẠCH THÁN THƯ + ENVIO250SC

SẠCH THÁN THƯ + ENVIO250SC
SẠCH THÁN THƯ + ENVIO250SC
  • Pha 1 chai ENVINO250SC + 2gói SẠCH THÁN THƯ dùng cho 200 lít nước

Hotline: 0345.37.88.39

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————

Doctor In Agriculture Vietnam

Chuyên Thuốc bvtv _phân bón_ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

Hotline kỹ sư Huy Nguyễn tư vấn kỹ thuật: 0933.06.70.33

1.Link web : KySuHuyNguyen

2.Link web: kythuattronghoahong.com

3.Youtube : TrịBệnhChoCâyTrồng

FANPAGE: KỸ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI